Những loài cá nào có thể nuôi chung với cá lóc? |
Cá lóc cảnh là loài cá có nguồn gốc từ khắp mọi nơi trên thế giới, với kích cỡ, hoa văn và màu sắc đa dạng khác nhau. Cá lóc là loài săn mồi tự nhiên, vậy nên để tìm bạn cùng bể cho chúng sẽ tương đối khó khăn.
Bạn không nên nuôi các loài cá quá nhỏ, nếu không thì chúng có thể dễ dàng trở thành mồi sống cho cá lóc. Thay vào đó bạn nên chọn nuôi chung cá lóc với các loài cá có chung kích thước khác. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn phải sở hữu bể nuôi to hơn. Khi mới thả vào bể bạn cũng nên thả cả hai loài vào cùng một lúc để tránh việc cá lóc bảo vệ lãnh thổ.
Dưới là các loài cá bạn có thể cân nhắc để nuôi chung với cá lóc. Bạn cần lưu ý rằng có nhiều loại cá lóc với kích thước khác nhau. Kể cả cũng một loài thì mỗi con cá lóc sẽ có con hiền hơn con khác, vậy nên bạn vẫn nên để ý kỹ để tách cá ra nếu cần thiết.
Các loại cá có kích thước từ một nửa trở lên
1. Cá cửu sừng
- Kích thước trưởng thành: 35 cm
- Kích thước bể tối thiểu: 200 lít
- Tính cách: hơi dữ
Cá cửu sừng là loài loài cá nhìn giống như hóa thạch tiền sử, thường được tìm thấy tại Đông Bắc Châu Phi. Chúng cũng có ngoại hình khá tương đồng so với cá lóc với thân thon, dài với đầu dẹp. Cá cửu sừng cũng có kích thước khá tương đồng với hầu hết các loại cá lóc cảnh, với kích thước vào khoảng 35-40cm khi trưởng thành.
Cá cửu sừng cũng là loài cá săn mồi và chúng cũng có kích thước tương đối dữ, không quá dữ dằn nhưng có thể tự bảo vệ được bản thân. Miễn là bạn có thể cung cấp cho cá cửu sừng và cá lóc không gian sống thì bạn có thể nuôi chung hai loài này với nhau.
2. Cá ngân sa
- Kích thước trưởng thành: 35 cm
- Kích thước bể tối thiểu: 400 lít
- Tính cách: hiền lành
Cá ngân sa là loài cá nhìn khá giống với cá mập. Chúng có thân hình thon, gọn với đuôi chẻ, và vây lưng cao.
Cá ngân sa có thể chung sống hòa bình với cá lóc bởi chúng là loài cá hiền lành và cũng đủ lớn. Khi nuôi cá ngân sa, bạn cần phải cho chúng đủ không gian để bơi lội cũng như khu vực để trốn, phòng trường hợp có loài cá bắt nạt.
3. Cá hồng két
- Kích thước trưởng thành: 17-25cm
- Tính cách: tương đối hiền lành
- Kích thước bể tối thiểu: 300 lít
Cá hồng két là loài cá bạn có thể xem xét để nuôi chung với cá lóc cảnh. Loài cá này thuộc họ cá rô phi (cichlid) và được nuôi sinh sản chọn lọc để có miệng nhìn giống vẹt và thân hình tròn hơn. Cá hồng két không có răng sắc để cắn cá lóc và cũng có kích thước đủ lớn để không bị cá lóc ăn.
Một điều nữa bạn cũng cần phải lưu ý khi nuôi cá hồng két là miệng của chúng nhỏ vậy nên khó có thể cạnh tranh thức ăn so với các loài cá khác, và chúng cũng cần phải được cho ăn nhiều hơn trong ngày.
4. Cá kim ngân
- Kích thước trưởng thành: 35 cm
- Kích thước bể tối thiểu: 300 lít
- Tính cách: hiền lành
Cá kim ngân, nổi tiếng với bộ vảy ánh bạc và vây đỏ, là loài cá hiền lành, có kích thước lớn và có thể sống hòa thuận với cá lóc. Cá có thể lớn đến 35 cm, vậy nên bạn không cần lo cá bị cá lóc ăn thịt hoặc bắt nạt. Ngoài ra, loài cá này cũng khá hiền lành nên sẽ hiếm khi gây sự với cá khác.
Để nuôi chung hai loài thì bạn cần phải cho chúng nước sạch, đủ không gian sống cộng với chế độ ăn hợp lý. Cá kim ngân khác cá lóc, chúng là loài ăn tạp, bạn cần phải cho cá chế độ ăn đa dạng bao gồm thức ăn khô, đồ tươi sống, đông lạnh và rau củ quả để cá có thể sống khỏe và phát triển tốt.
5. Cá pleco thường/ cá lau kính da beo
- Kích thước trưởng thành: 30-60 cm
- Tính cách: Hiền lành nhưng đôi khi hung hăng với con cùng loài
- Kích thước bể tối thiểu: 200 lít
Cá pleco thường là loài cá dọn bể phù hợp để nuôi chung với cá lóc. Chúng là loài cá hiền lành và sẽ dành hầu hết thời gian để trốn trong cá kẽ đã, gỗ để kiếm thức ăn vào ban ngày và hiếm khi tương tác với loài cá khác.
Cá pleco cùng với lớp da cứng, khả năng bơi và trốn nhanh vẫn có thể tự bảo vệ bản thân khỏi cá rồng nếu chẳng may có xô xát xảy ra.
Vậy nên nếu bạn muốn nuôi chung cá lóc với cá pleco thì bạn phải cung cấp cho chúng nhiều chỗ trốn như là hang, gỗ hoặc đá để cá có thể trú ẩn, phòng trường hợp bị cá lóc tấn công.