Ốc mượn hồn có thể bỏ ăn do bị stress, kén ăn, thiếu nước muối, bị làm phiền quá nhiều. Chúng có thể sống được 3-14 ngày mà không cần ăn hoặc uống bởi chúng có thể dự trữ nước trong cơ thể để có thể làm ẩm mang.
Chữa bệnh bỏ ăn ở ốc mượn hồn |
Ốc khỏe mạnh sẽ không từ chối ăn thức ăn vậy nên nếu bạn không thấy ốc của mình ăn thì chứng tỏ rằng ốc đang có vấn đề, trong bài viết này mình mình sẽ giải đáp các thắc mắc đó và cách để ốc ăn uống khỏe mạnh trở lại.
Ốc mượn hồn có ăn uống hàng ngày không?
Thông thường thì ốc mượn hồn sẽ hoạt động về đêm. Ngoài tự nhiên, chúng sẽ trốn khi mặt trời lên và chiếu sáng nắng gắt. Khi ban đêm xuống, thời tiết dịu hơn thì chúng sẽ chui ra khỏi chỗ trốn và tìm kiếm thức ăn lẫn nước uống. Khi đó ốc sẽ đi dọc khu vực bờ biển khu đất nước lợ, khi đã ăn no thì chúng sẽ tiếp tục tìm nơi để trốn khi mặt trời lên.
Ốc mượn hồn có thể sống bao lâu khi thiếu thức ăn và nước uống?
Ốc mượn hồn có thể sống tới hai tuần mà không cần ăn hay uống gì. Tuy nhiên, khả năng sống sót của ốc sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe của ốc.
Khi ốc mượn hồn chui xuống dưới cát để lột vỏ thì chúng vẫn tiêu tốn năng lượng và nước trong cơ thể. Đó là lý do trước khi lột vỏ ốc sẽ ăn và uống nhiều hơn bình thường. Chúng là vậy để có thể dự trữ chất béo và nước trong vỏ.
Sau khi lột vỏ, ốc sẽ ăn lớp vỏ cũ của chúng. Từ đó giúp ốc có thể sống được lâu hơn cho đến khi chúng cảm thấy an toàn và chui lên mặt cát trở lại.
Ốc không ăn và uống thì làm sao?
Nếu không ăn và uống trong khoảng thời gian dài ốc mượn hồn có thể sẽ yếu dần, bệnh và chết. Ốc không uống sẽ nguy hiểm hơn là ốc mượn hồn bỏ ăn.
Thông thường thì ốc sẽ sống trong môi trường nhiệt đới với nhiệt độ cao, chúng cần nguồn nước ngọt để có thể sống được.
Ốc uống nước để giữ cho mang của chúng ẩm. Khi mang của ốc khô lại thì chúng có thể sẽ bị khó thở và chết. Đây cũng là lý do bạn cần phải đảm bảo độ ẩm trong bể nuôi ốc luôn đạt mức trên 70%.
Ốc mượn hồn không chỉ ăn để lấy năng lượng. Chúng còn cần đạm, canxi trong đồ ăn để duy trì lớp vỏ khỏe mạnh. Nếu ốc không ăn hoặc ăn không đủ chất thì chúng sẽ gặp vấn đề khi lột vỏ hoặc khi phát triển lớp vỏ mới.
Tại sao ốc mượn hồn bỏ ăn?
Ốc mượn hồn không phải là loài quá ham ăn. Nhưng không phải vì thế mà bạn thấy chúng trốn suốt ngày mà không ra ăn. Nếu bạn quan sát kĩ cả ngày và đếm mà vẫn không thấy ốc ra ngoài ăn hoặc không thấy thức ăn có dấu hiệu bị động vào thì nguyên nhân có thể là một trong số những điều sau:
1. Ốc đã ăn no
Ốc mượn hồn không chỉ ăn vào ban đêm nếu được nuôi tại nhà. Thay vì đó chúng sẽ ăn cả ngày nhưng chỉ ăn lượng thức ăn nhỏ. Nếu bạn để quá nhiều thức ăn vào đĩa mà chúng không ăn hết thì sẽ tạo cảm giác như ốc đang bỏ ăn.
Ốc mượn hồn sẽ không chỉ ăn thức ăn trên đĩa mà chúng cũng có thể ăn các loại côn trùng, rêu, gỗ ở trong bể nuôi.
2. Ốc kén ăn
Ốc mượn hồn có tính cách thú vị hơn nhiều bạn nghĩ. Chúng cũng có thể kén ăn nếu ốc không thích thức ăn hoặc là chúng được cho ăn cùng một loại thức ăn quá nhiều. Chúng cũng có thể thích ăn một loại thức ăn nhưng đột nhiên lại không thích nữa.
Ốc cũng có thể nhớ đồ ăn chúng đã từng ăn. Nếu loại thức ăn đó đã từng khiến cho chúng bị bệnh thì ốc mượn hồn có thể sẽ tránh xa và không đụng vào loại thức đó. Thậm chí khi đó chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn cũng đủ khiến chúng ngừng ăn.
3. Ốc bị làm phiền quá nhiều
Nếu ốc mượn hồn bỏ ăn mà có vẻ không vì lý do gì thì có thể là ốc đã bị yếu tố bên ngoài tác động, có thể làm stress ốc. Đó có thể là do bạn vừa dọn bể hoặc là di chuyển bể nuôi quá nhiều. Đôi khi âm thanh ồn cũng có thể tác động đến ốc và khiến cho chúng bỏ ăn.
4. Thiếu nước mặn
Ốc mượn hồn cần hai bát nước riêng biệt trong bể là nước mặn và nước ngọt. Nếu không có nước mặn thì ốc mượn hồn sẽ không thể ngửi được thức ăn.
Ốc mượn hồn cần phải có hơi nước để chúng có thể ngửi được và tìm đồ ăn. Nếu chúng ngửi thấy có gì đó ngon thì cặp râu trên đầu ốc sẽ bắt đầu hoạt động.
Trong trường hợp bể nuôi không có đủ độ ẩm hoặc là không có bát nước mặn thì chúng sẽ không ngửi được. Và ốc mượn hồn sẽ không ăn đồ ăn chúng không ngửi được.
5. Ốc bị stress
Dù bạn mua ốc ở đâu thì vẫn sẽ có khả năng chúng bị stress trên quãng đường vận chuyển từ chỗ mua khi đến nhà của bạn. Ốc cũng sẽ bị stress khi được đưa từ nơi bắt đến cửa hàng và cần phải có thời gian để dưỡng.
Thông thường khi chúng bị stress thì ốc sẽ chui xuống dưới nền. Bạn không nên làm phiền chúng vào lúc này. Khi ốc cảm thấy ổn, khỏe lại thì chúng sẽ chui lên để kiếm thức ăn.
Bạn cần lưu ý cẩn thận bởi ốc mượn hồn bị stress có thể rụng chân, càng. Chúng phải đợi lần lột xác sau mới có thể bắt đầu mọc lại được. Nếu chúng bị rụng càng thì ốc sẽ gặp khó khăn khi ăn uống.
Trong trường hợp ốc bị rụng mất càng nhỏ thì ốc cần phải được người cho ăn cho đến khi chúng lành lại.
6. Ốc bị bệnh
Ốc mượn hồn có thể bị bệnh nếu môi trường sống hoặc đồ ăn không tốt. Khi bị bệnh chúng sẽ bỏ ăn, bỏ uống, từ đó khiến cho bệnh tình càng nặng hơn. Ngoài ra, ốc bị stress cũng sẽ khiến cho hệ đề kháng của chúng bị suy giảm, từ đó khiến cho ốc mượn hồn dễ bị bệnh hơn.
Cách để giúp ốc mượn hồn ăn
Ốc bỏ ăn một, hai bữa thì sẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nếu tình hình này kéo dài một vài ngày thì bạn cần tìm nguyên nhân để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp.
Cho ốc ăn loại thức ăn khác
Để ốc có thể khỏe mạnh, không bị thiếu hụt chất thì bạn cần phải cho chúng ăn chế độ ăn đa dạng. Ốc mượn hồn là loài ăn tạp, ngoài tự nhiên chúng sẽ đi khắp nơi tìm mọi loại thức ăn có thể ăn được. Vậy nên bạn cần phải cho chúng ăn các loại thức ăn khắc nhau để có thể mô phỏng lại thức ăn ngoài môi trường sống tự nhiên của ốc.
Nhiều khi ốc có thể bỏ không ăn loại thức ăn chúng đã được cho ăn trong vòng 24 giờ trước đó. Vậy nên bạn cần phải đổi thức ăn thường xuyên để tránh việc ốc bị chán.
Điều chỉnh lại môi trường nuôi
Bạn cần phải đảm bảo môi trường nuôi của ốc mượn hồn luôn ở trong tình trạng tốt nhất có thể. Bể nuôi ốc mượn hồn cần phải có:
- Một bát nước ngọt sạch, không quá sâu nhưng đủ để ốc có thể ngâm mình vào.
- Một bát nước mặn không quá sâu nhưng đủ để ốc có thể ngâm mình vào.
- Bộ nền cát/ xơ dừa/ rêu đủ dày để ốc có thể đào, trốn xuống dưới khi cảm thấy stress hoặc khi chúng lột vỏ.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho bể nuôi ốc quá lạnh hoặc là quá nóng. Nhiệt độ tối ưu để nuôi ốc mượn hồn là vào khoảng 22 đến 27 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp bạn cần phải sử dụng sưởi cho bể.
Ngoài ra, bể cần phải có nắp hoặc hệ thống phun sương để có thể đảm bảo đủ độ ẩm cho ốc. Như đã nhắc đến bên trên, đổ ẩm tốt có thể giúp cho ấp hô hấp tốt hơn và có thể ngửi, đi tìm được đồ ăn. Độ ẩm tối ưu để nuôi ốc mượn hồn là vào khoảng 70-80%.